Tìm kiếm
Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông: Gieo niềm tin trên những cánh đồng
KTNT - Nhiều năm qua, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Thanh Hoá) đã không ngừng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp cải thiện, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Tiến Nông đồng hành cùng Cam Cao Phong
Tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm Cam của huyện Cao Phong, bước đầu chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 4 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Thu Phong có sản phẩm cam mang tên gọi chung Cam Cao Phong. Đây là bước đột phá mở ra nhiều cơ hội cho người trồng cam, được kỳ vọng là cú hích quan trọng đưa sản phẩm Cam Cao Phong đến với người tiêu dùng, hướng tới tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
Hội thảo đầu bờ “Tổng kết mô hình trẻ hóa vườn cây cà phê – theo quy trình kỹ thuật và giải pháp dinh dưỡng Tiến Nông”.
Cà phê là một ngành hàng quan trọng của Việt Nam, trung bình mỗi năm cây cà phê mang lại doanh thu hơn 2,7 tỷ USD và là sinh kế của khoảng 3 triệu nông dân trồng cà phê. Tuy nhiên trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức hết sức khó khăn do thời tiết ngày càng bất lợi, đất đai bạc màu, đặc biệt là diện tích vườn cây cà phê già cỗi, nhiều sâu bệnh dẫn đến năng suất không cao trong khi đó việc tái canh diễn ra hết sức chậm chạp do nguồn vốn cao và thời gian thực hiện kéo dài (từ 5-6 năm).
Sử dụng đồng bộ Dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây mía – cải tạo đất, nâng chữ đường, mang lại hiệu quả cao.
Sáng ngày 4 tháng 12 năm 2015 Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông kết hợp với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan, phòng Nông Nghiệp, trạm Khuyến Nông huyện Thạch Thành tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình “ Cánh đồng sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây mía” tại thôn Minh Lộc, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, trên quy mô diện tích mía trồng mới 0,5ha, giống mía QD93
Tiến Nông ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư nghiên cứu áp dụng công nghệ thủy nhiệt trong sản xuất phân bón hữu cơ với đối tác Nhật Bản
Ngày 3-12, tại nhà máy dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông – Bỉm Sơn, Công ty đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư nghiên cứu áp dụng công nghệ thủy nhiệt trong sản xuất phân bón hữu cơ với Trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty K.K Satisfactory International (Nhật Bản).
Sản xuất cà phê bền vững theo hướng 4C: Đột phá của Tiến Nông
Chỉ sau một năm triển khai mô hình bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê tại Tây Nguyên, đến nay kết quả thu được là hết sức khả quan.
Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sư dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông cho cây trồng tại Nông Cống
Từ ngày 9/11/2015 đến hết ngày 12/11/2015 Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông kết hợp với HND tỉnh Thanh Hóa , HND huyện Nông cống tổ chức Chương trình tập huấn “Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sư dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông cho cây trồng” tại 13 xã: Công Chính, Công Liêm, Công Bình, Trường Sơn, Trường Giang, Tượng Lĩnh, Tế Thắng, Tê Nông, Tân Khang, Trung Chính, Vạn Hòa Thăng Long ( hai lớp ), với tổng số hội viên tham dự gần 1.500 hội viên. Đây là hoạt động nằm trong “Chương trình phối hợp giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân nông thôn – TW hội nông dân Việt Nam và Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông” bắt đầu từ vụ Hè thu năm 2015
Tiến Nông chúc mừng ngày "Nhà giáo Việt Nam 20-11-2015"
Nhân ngày "Nhà giáo Việt Nam 20-11-2015", Ông Đỗ Minh Thủy - P. Tổng Giám Đốc cùng đại diện các phòng ban trong Công ty CP CNN Tiến Nông đã mang lẵng hoa tươi thắm chúc mừng các thầy, cô đang giảng dạy và công tác tại trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa.
Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê
(GLO)- Sau một năm triển khai mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5-6 tấn nhân/ha cho cây cà phê tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đến nay mô hình đã thu được kết quả khả quan: Cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên so với cây cà phê của vườn đối chứng, cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn.
Bí quyết thâm canh hồ tiêu
Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? - "Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng"
Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông - Bước tiến mới trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê tại Tây Nguyên
Cà phê Robusta (cà phê Vối) là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. Trung bình hạt cà phê chứa hàm lượng caffein 2 – 4%, và cho trái nhiều trong khoảng 30 năm.